Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đèn sự cố

Khi hỏa hoạn bất ngờ xảy ra, điện lưới sẽ bị cắt. Lúc này những người nằm trong vùng ảnh hưởng của đám cháy sẽ khó lòng thoát nạn nếu không có thiết bị chiếu sáng. Thiết bị chiếu sáng được dùng chủ yếu và hiệu quả nhất lúc này là đèn sự cố. Vậy thiết bị này được cấu tạo và hoạt động như thế nào?

Đèn sự cố được cấu tạo như thế nào?

Có nhiều thương hiệu, nhiều loại đèn chiếu sáng sự cố khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, chúng đều được thiết kế với cấu tạo giống nhau gồm các bộ phận như: vỏ đèn, mạch điện, pin và bóng đèn. Mỗi bộ phận có một nhiệm vụ và chức năng nhất định. Thiết một trong số các bộ phận này, đèn không thể hoạt động và phát huy tác dụng.
Bộ phận vỏ đèn thường được thiết kế bằng kim loại mỏng. Nhiệm vụ chính của nó là dùng để đựng và bảo vệ các bộ phận mạch điện, pin bên trong khỏi những tác động từ môi trường bên ngoài như côn trùng, độ ẩm, nước,…Bộ phận mạch điện có nhiệm vụ đóng nguồn sáng khi mất điện và ngắt nguồn sáng khi có điện một cách tự động. Mạch điện được bảo vệ cẩn thận trong vỏ đèn.
Pin là bộ phận không kém phần quan trọng. Nó luôn được sạc đầy năng lượng. Nhiệm vụ của nó là tích trữ nguồn năng lượng dự phòng, sẵn sàng cung cấp năng lượng cho đèn chiếu sáng trong trường hợp khẩn cấp bất cứ lúc nào. Bóng đèn chính là bộ phận chiếu sáng. Tùy thiết kế, khí co2 lỏng đèn sự cố có thể có 1, 2, 3 hoặc 4 bóng. Nhiệm vụ của nó là chiếu ánh sáng trắng hoặc ánh sáng vàng để hỗ trợ mọi người thoát khỏi khu vực ảnh hưởng bởi đám cháy; hỗ trợ đội cứu hộ giải cứu nạn nhân



Các loại đèn chiếu sáng sự cố thường được thiết kế nhỏ gọn, đơn giản để có thể dễ dàng treo hoặc gắn lên tường phía gần sát trần nhà

Nguyên tắc hoạt động của đèn sự cố

Trong điều kiện bình thường, nguồn điện lưới được duy trì, pin của đèn sự cố sẽ luôn ở chế độ sạc. Việc sạc pin sẽ được diễn ra liên tục để lượng pin hao hụt luôn được bù đắp kịp thời. Việc này đảm bảo cho các thiết bị đèn sự cố luôn đảm bảo thời gian chiếu sáng ít nhất 2 giờ theo quy định của ngành phòng cháy chữa cháy. Khi cần nguồn chiếu sáng khẩn cấp, người dùng có thể sử dụng công tắc để kích hoạt đèn chiếu sáng.
Khi mất điện lưới, nhất là trong trường hợp mất điện do sự cố hỏa hoạn, đèn sự cố phòng cháy chữa cháy sẽ tự động được bật sáng. Lúc này nó sử dụng nguồn điện dự phòng được tích trữ trong pin để chiếu sáng. Với những loại đèn sự cố có nhiều hơn 1 bóng, đôi khi việc chiếu sáng bao nhiêu bóng có thể do người dùng tự điều chỉnh bằng công tắc. Khi có điện lưới trở lại, các thiết bị chiếu sáng thông thường hoạt động bình thường, đèn sự cô sẽ tự động tắt. Pin sẽ quay về chế độ sạc như ban đầu.
                                 
Theo yêu cầu PCCC, đèn sự cố cần có thời gian chiếu sáng ít nhất 2 giờ
Đèn sự cố hay còn gọi là đèn mắt ếch, đèn sự cố chiếu sáng khẩn cấp có nguyên lý hoạt động tự động khá đơn giản. Nếu muốn kích hoạt thiết bị bằng tay, người dùng chỉ cần bật công tác trên thân đèn. Nhờ đó, thiết bị này cho phép người dùng chủ động sử dụng vào các mục đích chiếu sáng khác nhau, ngay cả khi sự cố hỏa hoạn không xảy ra.
Liên hệ ngay với Thiết bị pccc Hà Nội qua hotline 0968.698.114/ 0963.284.114 để được tư vấn lựa chọn hoặc để nhận báo giá chính xác về sản phẩm đèn sự cố Hà Nội bạn nhé!